Lực Đẩy Của Thị Trường Bđs Công Nghiệp Việt Nam

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến mọi mặt của nền kinh tế Việt Nam trong quý 2 và quý 3 năm 2021. Quy định giãn cách xã hội nghiêm ngặt đã gây gián đoạn đáng kể đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Bất động sản công nghiệp cũng không nằm ngoại lệ sự tác động nặng nề này. Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn, bất động sản công nghiệp để sở hữu nhiều lực đẩy để tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai.

 Hiệp định Tự do Thương mại Liên minh Châu Âu Việt Nam (EVFTA)

Theo Sách trắng bất động sản công nghiệp Việt Nam của Savills, sau 10 năm đàm phán, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Hiệp định đã tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các nước liên minh Châu Âu và Việt Nam, đồng thời thúc đẩy sự phục hồi ngành sản xuất sau suy thoái do đại dịch gây ra. Kim ngạch thương mại và vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) của các nước Liên minh Châu Âu đã tăng vọt kể từ khi EVFTA có hiệu lực vào năm ngoái.

Tính đến hết 9 tháng đầu năm 2021, đã có 2.242 dự án FDI tại Việt Nam, tăng 164 dự án so với cùng kỳ năm ngoái. Bất kể đại dịch, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 22,24 tỷ USD, tăng 483 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái. Hà Lan đứng đầu với 382 dự án, tổng số vốn đầu tư 10,4 tỷ USD (chiếm 46,5% tổng vốn đầu tư của châu Âu vào Việt Nam). Pháp đứng thứ hai với 3,62 tỷ USD, tiếp theo là Đức với 2,25 tỷ USD. Một số tập đoàn lớn từ khối Liên minh Châu Âu có nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam bao gồm Shell Group (Hà Lan), Total Elf Fina (Pháp và Bỉ), Daimler Chrysler (Đức), Siemens và Alcatel Comvik (Thụy Điển).

Theo số liệu của Ủy ban châu Âu, Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam EVFTA có thể thúc đẩy GDP của nền kinh tế đang bùng nổ Việt Nam tăng thêm 15%, khi sản lượng xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu tăng hơn một phần ba. Đối với các nước châu Âu, hiệp định này là một bước đệm quan trọng cho thỏa thuận thương mại giữa châu Âu và Đông Nam Á rộng lớn hơn.

Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI)

Vốn FDI cam kết đến 9 tháng đầu năm 2021 là 22,1 tỷ USD với 1.212 dự án mới đăng ký đầu tư với tổng số vốn 12,49 tỷ USD. Long An đạt 16,42% vốn FDI với 3,6 tỷ USD. Các tỉnh dẫn đầu khác là Hải Phòng 12,21%, TP.HCM 10,62% và Bình Dương 8,08%. Khoản đầu tư từ Singapore là 6,28 tỷ USD, chiếm 28,37% tổng vốn FDI đăng ký, tiếp theo là Hàn Quốc với 3,91 tỷ USD, tương đương 17,67%; và Nhật Bản với 3,26 tỷ USD, tương đương 14,75%. Ngành sản xuất và chế biến có vốn FDI đăng ký 11,83 tỷ USD với 402 dự án mới được phê duyệt, chiếm 53,4% tổng vốn đầu tư, tăng 16,45% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguồn vốn FDI tăng trưởng này đang tiếp tục thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của bất động sản công nghiệp Việt Nam.

 

Xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng

Tính chung 8 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 428,81 tỷ USD, tăng 27,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu đạt 212,55 tỷ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Điện thoại và linh kiện có kim ngạch xuất khẩu cao nhất đạt 35,7 tỷ USD, chiếm 16,8% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 31,3 tỷ USD, tăng 15,8%. Nhóm ngành có giá trị gia tăng thấp như dệt may và giày dép chiếm lần lượt 10% và 6% tổng kim ngạch xuất khẩu, cho thấy sự thay đổi giá trị của các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Trong 8 tháng đầu năm 2021, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch đạt 62,2 tỷ USD, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc đứng thứ 2 với 32,7 tỷ USD, tăng 19,8% và châu Âu chiếm 26,1 tỷ USD, tăng 14,5%.

BĐS công nghiệp Việt Nam: câu chuyện từ sự chuyển đổi

Nhờ tốc độ tăng trưởng ổn định, nền kinh tế đi theo hướng xuất khẩu, sự gia tăng của các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA), lực lượng lao động trẻ, các chính sách ưu đãi đầu tư cùng với vị trí địa lý chiến lược, Việt Nam đã trở thành một trong những trung tâm sản xuất thu hút được sự chú ý nhiều nhất trong khu vực châu Á. Trong năm 2020, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, những hiệp định tự do Thương mại FTA và làn sóng dịch chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc của các công ty đa quốc gia đã thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển theo chuỗi giá trị.

Bất chấp một năm 2021 đầy thách thức, Việt Nam vẫn đang tiếp tục chuyển đổi từ các ngành công nghiệp thâm dụng lao động sang các ngành công nghiệp có giá trị cao. Các ngành công nghiệp giá trị thấp đang dần dần hình thành ở những khu vực khác tại Đông Nam Á. Nguyên nhân là do Việt Nam không còn áp dụng các chính sách ưu đãi như trước, nên việc tìm kiếm nguồn lao động cũng như đất đai giá rẻ tại Việt Nam trở nên khá khó khăn. Tuy nhiên, nhà đầu tư của những ngành công nghiệp có giá trị cao tại nước ngoài vẫn lạc quan về sự tăng trưởng dài hạn của Việt Nam.

 

Call Now Button